"ĐĂNG KÝ NHẬN SẢN PHẨM TEST MIỄN PHÍ"
Thông tin của quý khách được bảo mật vì trang web đã được đăng ký với bộ công thương
banner
Hotline:
0919.331.001
Mrs. Hạnh - Giám Đốc
0982770119
Mr. Tâm - KD ngành gỗ
0989353003
Mr. Khánh - KD ngành kim loại
0969260760
Ms. Tú - KD ngành kim loại
0989252665
Mr. Vinh - KD ngành kim loại
0376827999
Số người Online: 3
Số người đã truy cập: 1630151
Thông tin chi tiết
Hiểu kỹ hơn về đá cắt đá mài

 Đá mài , đá cắt hiện nay được sử dụng rất phổ biến nhất là trong ngành cơ khí. Có thể bạn sử dụng nó hàng ngày hoặc chỉ mới nhìn qua. Nhưng chưa chắc ai cũng biết về thành phần hay cách chế tạo ra một viên đá mài hay một viên đá cắt như thế nào.

 

Đá mài , đá cắt được cấu tạo từ hai thành phần chính là hạt mài và chất kết dính.Hạt mài làm nhiệm vụ cắt nên nó được lựa chọn từ các vật liệu như vật liệu làm các dụng cụ cắt.Các vật liệu hay dùng làm hạt mài là ô xít nhôm Al2O3 , cacbit Silic SiC ,kim cương , cacbit bo B4C…Chất kết dính tác dụng gắn kết các hạt mài . Thường dùng các chất kết dính như chất kết dính vô cơ keramit, chất kết dính hữu cơ bakelit , vunkahit , cao su …

Thứ hai: Chế tạo đá mài , đá cắt.

Đá mài , đá cắt thường được chế tạo theo quy trình cơ bản sau đây :

Đầu tiên nguyên liệu bao gồm hạt mài và chất kết dính được nhào trộn ở dạng bán khô độ ẩm 3-4%. Rồi qua sàng lọc ( loại bỏ các hạt kích thước không phù hợp ). Tạo độ mịn và đều cho đá mài. sau đó hỗn hợp đã được nhào trộn đó được đưa vào khuôn ( phù hợp với từng loại đá và từng loại kích thước) hỗn hợp tiếp tục được ép với lực ép phù hợp để tạo ra viên đá thô. Đá thô tiếp tục được đem sấy và lung. Sau đó được dán nhẫn mác và đóng gói.

Thứ ba : Lựa chọn đá mài , đá cắt phù hợp với yêu cầu sử dụng. Các bạn có thể lựa chọn theo một số cách sau

Theo độ cứng của đá : có đá cứng và đá mềm.độ cứng của đá phụ thuộc vào khả năng bong tróc hạt mài trong quá trình làm việc . Hạt mài khi bong ra tạo ra các lưỡi cắt.

Đá cứng là loại đá khó bong tróc các hạt mài trong quá trình làm việc. Phù hợp cho việc cắt , mài các loại vật liệu mềm và dẻo như đồng , nhôm …

Đá mềm là loại đá dễ tróc các hạt mài trong quá trình làm việc . Phù hợp với các vật liệu cắt cứng do trong quá trình làm việc dễ tróc tạo ra nhiều lưỡi cắt hơn.

Chọn đá theo cấu trúc của đá : Cấu trúc của đá là tỉ lệ lượng của hạt mài và chất kết dính.

Trong mài tĩnh và mài định hình nên chọn loại đá có cấu trúc chặt ( tỉ lệ hạt mài lớn ) . Do cấu trúc chặt đảm bảo được profin đá trong quá trình làm việc. Đá mài có cấu trúc chặt phù hợp với các vật lệu cứng như thép tôi, thép dụng cụ … đá cấu trúc xốp hơn dùng cho các vật liệu mềm và dẻo…

 

Cũng có thể lựa chọn đá , đá mài theo vật liệu hạt mài , kích cỡ hạt mài hay theo chất kết dính.

Vật liệu hạt mài gồm các loại cơ bản:

– Kim cương có độ cứng cao phù hợp cho các vật liệu cứng như các loại thép công cụ , thép hợp kim …

– Cacbit Bo độ cứng và giòn cao phù hợp các vật liệu cứng

– Cacbua Silic có hai loại cacbua silic xanh chứa tỉ lệ silic cao và cacbua silic đen . Cacbua silic xanh có độ cứng cao hơn phù hợp cho các loại vật liệu có độ cứng cao. Cacbua silic đen thì phù hợp với các vật liệu có độ bền thấp và các vật liệu dẻo , gang xám , nhôm , đồng , vật liệu phi kim loại..

– Corundum được hình thành từ ô xít nhôm Al2O3. Có ba loại là corundum thường, corundum trắng , corundum tinh thể.

corundum thường màu thay đổi từ nâu sẫm đến màu hồng. Phù hợp để mài thô, bán tinh, mài tinh các vật liệu thép , gang dẻo hay thép công cụ.

Corundum có chứa tỉ lệ ô xít nhôm cao hơn nên chất lượng tốt hơn phù hợp với mài tinh các thép cứng và các loại thép dụng cụ.

Corundum tinh thể có độ bền và tính cắt cao  . Dùng để mài tinh , mài bóng các vật liệu có độ cứng cao.

Chọn đá theo kích cỡ hạt mài.

Khi mài thô , khi gia công các vật liệu mềm dẻo nên lựa chọn các đá có kích cỡ hạt lớn.

Khi mài tinh , gia công các vật liệu cứng hơn chọn các đá có kích thước hạt nhỏ hơn.

Chọn đá theo chất kết dính.

Có hai loại chất kết dính dùng phổ biến hiện nay là chất kết dính vô cơ (gốm) và chất kết dính hữu cơ (nhựa).

– Chất kết dính vô cơ keramic được tạo từ đất sét trắng là thành phần chính ngoài ra thêm vào thạch anh, nước thủy tinh, hoạt thạch.. Chất kết dính keramic có ưu điểm là có độ bền hóa học cao , chịu được nhiệt độ và độ ẩm cao đảm bảo được profin của đá dễ bảo quản. nhưng nhược điểm là làm việc ở tốc độ thấp và độ giòn cao.

– Chất kết dính hữu cơ Bakelit là nhựa nhân tạo chế tạo từ cacbonic và fomalin lên làm việc được ở tốc độ cắt cao nhưng nhược điểm là loại này làm việc ở nhiệt độ cao trên 1800 chất kết dính mất tính bền , và không chịu được kiềm.

– Chất kết dính Vankahit hay còn gọi cao su được chế tạo từ 70%cao su và 30% lưu huỳnh . Có độ bền cao và tính đàn hồi cao giữ tốt profin đá . Phù hợp làm đá định hình và các loại đá có độ dày mỏng. nhược điểm độ xốp kém , mặt đá bị lì nhanh. chịu nhiệt kém . Phải dùng dung dịch nguội lạnh  phù hợp với các công đoạn mài bóng và mài tinh…

>>>>Xem thêm : Nhám giá tốtđá cắt đá mài

Cách đọc kí hiệu trên đá cắt , đá mài

trong đó :

Số đầu(1) là mã đá theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

chữ cái tiếp (2) theo thể hiện vật liệu hạt mài .

– A : coridon ( nhôm oxit)

– C : silicium cacbit

– CBN : bor nitrit

– D : kim cương.

(3) thể hiện kích thước của hạt mài. từ 10- 600

(4) thể hiện độ cứng của đá . chọn từ A-Z trong đó A là mềm nhất và Z là cứng nhất.

(5) thể hiện chất kết dính được sử dụng.

– V : chất kết dính gốm

– BBF : kết dính với nhựa tổng hợp có sợi gia cường

– M: chất kết dính kim loại

– G : kết dính bằng mạ điện

– RF: Kết dính bằng cao su với sợi gia cường

(6) : là kí hiệu đánh dấu của nhà sản xuất.

Các bạn có thể tham khảo bài viết trên đây để lựa chọn phương án sản xuất và chọn được những chiếc đá cắt , đá mài phù hợp nhất với công việc của mình.

 
**Các tin khác**