Hạt mài được chia thành nhóm hạt mài thông thường và nhóm hạt mài siêu cứng. Mỗi nhóm lại được chia thành hạt mài tự nhiên và hạt mài nhân tạo.
1. Hạt mài silicon carbide đen & ký hiệu C
Được tạo ra bằng cách là nung cát thạch anh với than coke có độ tinh khiết cao trong lò nung điện trở nhiệt. Chúng có màu đen. Độ cứng 2800-3300kg/mm2. Đá mài được làm từ hạt mài C thích hợp để mài kim loại hoặc phi kim có độ cứng bề mặt không quá lớn. Ví dụ, chúng thích hợp cho mài gang xám, đồng thau, nhôm, đá, vải hoặc cao su cứng, v.v...
Thành phần cấu tạo gồm (tính theo trọng lượng): SiC 93,0-98,5%; Fe2O3 0,6-1,7%; F.C 0,2-0,4%.
2. Hạt mài Aluminium Oxide trắng & ký hiệu là WA
Chúng được tạo ra bằng cách là nung alumina trong lò quang điện. Thành phần Al2O3 thường chiếm tới hơn 98% trọng lượng. So với aluminium oxide nâu nó có độ chắc kém hơn một chút, nhưng vượt trội về độ cứng và khả năng cắt. Đá mài, đá cắt được làm từ WA thích hợp cho việc mài, cắt thép hợp kim cứng, thép gió, thép carbon cao.
Thành phần cấu tạo gồm (tính theo trọng lượng): Al2O3 97-98,5%; Na2O 0,5-0,8%
3. Hạt mài fused alumina hồng & ký hiệu PA
Chúng được tạo ra bằng cách là nung chảy alumina trong lò điện. Chúng có màu hồng. Có độ cứng tương tự như WA, nhưng có độ chắc lớn hơn chút ít so với WA. Đá mài được làm từ hạt PA có đặc trưng là rất bền và tạo ra bề mặt mài nhẵn. Chúng thích hợp để mài các dụng cụ đo lường, các trục máy, các vật mẫu, v.v...
Thành phần cấu tạo gồm (tính theo trọng lượng) : Al2O3 98-98,5%; Cr2O3 0,15-0,4%
Đăng ký nhận mẫu test miễn phí