Giấy nhám được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống và từ lâu đã trở nên rất quen thuộc, nhưng liệu bạn có hiểu về cấu tạo và cách phân loại của vật liệu này?
- Cấu tạo của giấy nhám
Giấy nhám có cấu tạo rất đơn giản với 3 thành phần chính là hạt nhám, keo dính và lớp lưng làm bằng giấy hoặc vải.
Các hạt nhám còn được gọi là các hạt mài, có độ sắc bén nhất định. Đây chính là thành phần có vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định đến khả năng chà nhám của sản phẩm. Mỗi nhà sản xuất sẽ sử dụng một loại hạt mài riêng cho sản phẩm của mình, chẳng hạn như Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon Carbide, Zirconia, đá lửa… và tất nhiên, mỗi loại hạt mài cũng mang lại một hiệu quả chà nhám, mài mòn cũng như đánh bóng khác nhau
Kéo dính là thành phần giúp liên kết các hạt nhám lại với nhau và cố định chúng trên lớp giấy hoặc là vải. Tiếp đến, giấy hoặc vải chính là phần “lưng”, dùng để chứa các hạt nhám trên đó và tạo sự dễ dàng trong quá trình sử dụng. Nếu sử dụng giấy thì đơn thuần sẽ được gọi là giấy nhám, còn vật liệu sử dụng là vải thì sẽ gọi là vải nhám. Trong đó, vải nhám với tính chất mềm hơn, linh hoạt hơn nên cho khả năng chà nhám tốt hơn ở những góc khuất của sản phẩm.
- Giấy nhám được phân loại như thế nào?
Về cơ bản, giấy nhám thường được phân loại theo hình dạng, chức năng hoạt là độ nhám. Trong đó, phổ biến nhất hiện nay chính là phân loại theo hình dạng, Dựa trên hình dạng, giấy nhám được đặt tên gọi tương ứng như: nhám cuộn, nhám thùng, nhám xếp…
Theo đó, khi phân loại theo hình dạng thì giấy nhám có các loại như sau:
*Giấy nhám thùng: là dòng sản phẩm được sản xuất nhằm kết hợp với máy chà nhám thùng, sử dụng phổ biến trong khâu chà mịn cho bề mặt gỗ tự nhiên.
*Giấy nhám cuộn: đúng như tên gọi của mình, loại này được sản xuất thành từng cuộn với chiều rộng khoảng 300mm đổ xuống. Giấy nhám cuộn thường được kết hợp với máy chà nhám cầm tay để chà nhám trong ngành gỗ.
*Giấy nhám tờ: nhám tờ được sản xuất thành từng tờ nhỏ để tiện cho việc cầm tay chà nhám thủ công. Thường nó có kích thước phổ biến là 230 x 280 mm. Trong một số trường hợp, nhám tờ cũng thường được sử dụng để kết hợp với máy chà nhám cầm tay và sử dụng trong khâu sơn PU.
*Giấy nhám vòng: sản phẩm này được gia công theo dạng vòng và kết nối với nhau bằng keo dán.
*Nhám xếp: là dạng có hình tròn và xếp lại và cố định với nhau nên được gọi là nhám xếp.
*Nhám trụ: nhám trụ hay còn được biết đến với một cái tên khác là nhám chuôi, thường được sử dụng để chà nhám cho các góc cạnh phức tạp mà các loại giấy nhám khác không thể luồn vào được.
Với những đặc điểm nổi bật, những ưu điểm, giấy nhám được ứng dụng nhiều trong các nghành:
- Giấy nhám giúp loại bỏ vật liệu thừa trên bề mặt kim loại: Các vật liệu thừa, những chi tiết thừa ra trên bề mặt kim loại thường được loại bỏ đi nhờ giấy nhám. Nhờ lớp bột bài trên bề mặt của giấy nhám nên khi tiếp xúc với bề mặt cần đánh bóng tạo ra ma sát mạnh làm bào mòn những chi tiết thừa, không cần thiết.
- Giúp sản phẩm gỗ mượt mà hơn: Khi sản xuất những đồ gỗ trong gia đình như các loại tủ, giường, ghế tranh treo tường,… thì không thể tránh khỏi những chi tiết thừa hay những xơ gỗ. Để đảm bảo đồ gỗ trở nên mịn màng, mượt mà trước khi khoác lên mình những màu sơn phù hợp thì người ta đã sử dụng giấy nhám. Họ sử dụng những tờ giấy nhám để chà lên các vật dụng đó.
- Làm cho bề mặt thô giáp hơn: Khi chuẩn bị bề mặt để dán, chúng ta cần làm cho bề mặt đó trở nên có độ thô ráp nhất định để mang lại hiệu quả dán sẽ cao hơn. Giấy nhám thực sự không thể thiếu lúc này
Mọi chi tiết đặt hàng đá cắt đá mài vui lòng liên hệ:
Mọi chi tiết đặt hàng đá cắt đá mài vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH Nhị Phát
ĐC: 15 Đường số 10, khu nhà ở Hiệp Bình Phước,KP2. Phường Hiệp Bình Phư HCM.
ĐT: 028 2253 5445 - Fax: 028 2253 5545
Email: bichhanh@nhiphat.com
Website: https://nhiphat.com
Hotline: Mrs. Hạnh 0919.331.001
Đăng ký nhận mẫu test miễn phí