Trong sản xuất đồ gỗ nói chung không thể thiếu giấy nhám, vậy cần lựa chọn giấy nhám loại nào để phù hợp với loại gỗ bạn đang cần sản xuất. Có thể tham khảo bài viết đơn giản này của công ty chúng tôi
1. Một số lưu ý khi sử dụng giấy nhám
* Khi bạn chọn mua giấy nhám cần lưu ý hãy kiểm tra thông số kỹ thuật mà máy chà và máy đánh bóng mình đang sử dụng yêu cầu sử dụng sản phẩm như thế nào. Tránh khi mua về những không sử dụng được.
* Nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia và nhân viên bán hàng để mua giấy nhám phù hợp với những loại gỗ mà mình cần đánh bóng, chà nhám.
* Mua giấy nhám ở những nơi uy tín, cung cấp sản phẩm chính hãng, đúng giá để không phải mua nhầm hàng giả và hàng nhái kém chất lượng.
* Trang bị bao tay, khẩu trang, kính mắt khi sử dụng giấy nhám trong sản xuất để đảm bảo an toàn trong lao động và không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
* Sau khi sử dụng xong, bạn có thể làm sạch lớp bụi bẩn còn bám trên giấy nhám và cất vào nơi khô ráo, thoáng mát.
2. Các loại giấy nhám dùng trong ngành gỗ
2.1. Giấy nhám còn có tên tiếng Anh là Glasspaper nó có cấu tạo 3 phần như sau:
- Hạt mài: hạt mài hay được gọi là hạt nhám, được làm từ đá lửa, garnet, oxit nhôm… có công dụng chính tạo độ nhám để mài mòn, đánh bóng bề mặt các loại vật liệu khác nhau.
- Keo kết dính: là loại keo chuyên dụng dùng để kết dính các hạt nhám lại với nhau và gắn chặt lên bề mặt các lớp nền.
- Lớp nền: lớp nền của giấy chà nhám có thể được làm từ giấy hoặc vải. Hiện nay một số sản phẩm còn sử dụng lớp nền bằng lưới để thải mùn vượt trội.
* Hiện nay các loại giấy nhám dùng trong ngành gỗ được phân loại theo 2 tiêu chí:
2.2. Độ nhám, độ cát: tùy thuộc vào kích thước và mật độ của hạt mài trên bề mặt giấy nhám. Bạn có thể phân loại chúng bằng cách nhìn vào thông số trên sản phẩm được ký hiệu bằng chữ P (point).
- P40: có bề mặt sần sùi, thô ráp chủ yếu được sử dụng để xử lý gỗ thô.
- P80: được xếp vào loại giấy nhám phá, có bề mặt tương đối mịn hơn so với loại P40.
- P180: đây là loại giấy nhám được sử dụng để xử lý bề mặt gỗ trước khi sơn lót PU.
- P240: là một trong những loại giấy nhám xả, giúp việc lót PU trở nên dễ dàng hơn.
- P320: giấy nhám P320 là loại giấy nhám xả có độ mịn cao.
- P400: trên thị trường hiện nay, giấy nhám P400 có độ mịn lớn nhất, thường được dùng để xử lý bề mặt gỗ đòi hỏi độ chính xác cao.
2.3. Chức năng: tùy vào loại máy móc chuyên dụng mà bạn sử dụng để sản xuất và gia công gỗ mà chọn loại giấy nhám cho phù hợp:
- Giấy nhám thùng: chủ yếu sử dụng cho máy nhám thùng để làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Giấy nhám thùng có 3 kích cỡ phổ biến hiện nay là 600mm, 900mm và 1300mm.
- Giấy nhám băng (cuộn): thường được sử dụng cho các loại máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh hoặc cắt thành từng miếng nhỏ để thao tác bằng tay. Loại giấy nhám này thường có chiều rộng từ 300mm trở xuống, đóng thành các cuộn tròn với đa dạng độ hạt khác nhau.
- Giấy nhám tờ: giấy nhám tờ chủ yếu được sử dụng bằng tay hoặc các máy rung cầm tay để chà nhám mặt phẳng bằng trước khi sơn PU. Giấy nhám có kích thước phổ biến là 230mm x 280mm.
Để lựa chọn được loại giấy nhám phù hợp xin liên hệ với công ty chúng tôi qua thông tin sau:
Địa chỉ: 15 Đường số 10, Khu nhà ở Hiệp Bình Phước, KP2, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TPHCM
MST: 0312087750
Tel: 028.2253.5445 - Fax : 028.2253.5545
Email: bichhanh@nhiphat.com
Xem thêm: Nham gia tot ; Đá cắt đá mài
Đăng ký nhận mẫu test miễn phí