Quy trình chà nhám là một khâu quan trọng trong sản xuất đồ gỗ nội thất. Muốn bề mặt của sản phẩm gỗ được phẳng mịn, không bị gồ ghề, các góc cạnh giảm bén thì gỗ cao su khi đưa vào chế biến và sản xuất phải được trải qua quy trình chà nhám cẩn thận và kĩ lưỡng.
Quy trình chà nhám gỗ
Chà nhám trong quá trình sản xuất đồ gỗ nội thất thường được trải qua 3 lần.
- Chà nhám thùng
- Chà nhám tinh để sơn
- Chà nhám sau sơn lót
Tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm sẽ có quy trình chà nhám cho phù hợp với sản phẩm. Tất cả các công đoạn chà nhám đều được làm thủ công và yêu cầu cần được kiểm tra kĩ càng mới được chuyển sang công đoạn tiếp theo.
Chà nhám thùng
Chà nhám thùng là công đoạn đối với gỗ cao su sau khi được ghép và chuẩn bị đưa vào công đoạn cắt. Công đoạn này yêu cầu bề mặt gỗ phải hoàn toàn sạch keo ghép gỗ và bề mặt gỗ phải bằng phẳng. Dưới đây là các bước thao tác và tiêu chuẩn kiểm tra để bạn có thể hiểu rõ hơn nhé:
Chà nhám tinh
Chà nhám tinh là công đoạn sau khi lắp ráp hoàn thiện bán sản phẩm và chuẩn bị bắt đầu vào công đoạn sơn lót. Công đoạn chà nhám này yêu cầu bề mặt và góc cạnh đều phải chà nhám sạch sẽ, đạt độ nhám từ 240# đến 400#. Khi sờ bàn tay lên sản phẩm phải láng mịn, không được cấn móp, tức téc…. Các góc cạnh phải được chà sao cho giảm bén, khi sử dụng đảm bảo được độ an toàn cao.
Chà nhám sau sơn lót
Đây là công đoạn sau khi sơn lót. Nó đảm bảo cho mật độ sơn lót luôn đảm bảo được đều, không lem màu, không chảy sơn, không phồng rộp sơn. Công đoạn này cũng đảm bảo cho bề mặt sản phẩm được láng mịn. Các góc cạnh phải chà sạch lót, độ nhám cũng cần đạt từ 240# đến 400#.
Trên đây là quy trình chà nhám chi tiết mà chúng tôi tìm hiểu được. Áp dụng quy trình này trong sản xuất đồ gỗ để bề mặt của sản phẩm gỗ được phẳng mịn, thẩm mỹ nhé!
Đăng ký nhận mẫu test miễn phí