Số người Online: 34
Số người đã truy cập: 1766528
Thông tin chi tiết
Nâng cao hiệu suất giấy nhám trong quá trình lắp vào máy chà nhám
Việc sử dụng kết hợp giấy nhám với máy chà nhám sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất công việc lên gấp nhiều lần so với phương pháp chà nhám thủ công bằng tay. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thay giấy nhám cho máy chà nhám đúngvới kỹ thuật và đảm bảo hiệu quả.
1. Hướng dẫn các bước thay giấy nhám cho máy chà nhám
Bước 1: Làm sạch bụi trên đĩa chà
Để thay giấy nhám cho máy chà nhám thì trước tiên chúng ta cần làm sạch bụi bẩn đang bám trên đĩa chà. Thực hiện bằng cách dùng cọ chuyên dụng để vệ sinh.
Bước 2: Căn chỉnh đĩa nhám
Trong quá trình vệ sinh, có thể đĩa nhám sẽ bị xê dịch. Do đó bạn cần căn chỉnh lại bộ phận này sao cho vừa vặn với phần lắp khóa dán, vừa đảm bảo thuận tiện cho việc tháo lắp, vừa nâng cao hiệu quả khi chà nhám.
Bước 3: Lắp giấy nhám
Cầm tờ giấy nhám và căng thật chặt xuống cạnh đáy của đĩa chà nhám. Trong khi căng nhớ phải để ý đến các lỗ đục ở giấy nhám, căn chỉnh sao cho chúng vừa khít với các lỗ nằm trên đĩa chà, như vậy sẽ giúp đảm bảo và nâng cao khả năng hút bụi khi làm việc.
Tiếp đến, điều chỉnh tấm giấy nhám sao cho phần khóa dán ngửa lên trên, sau đó ấn chặt giấy nhám xuống máy đã được gắn đĩa chà.
2. Đôi nét về máy chà nhám
Sự ra đời của các loại máy chà nhám đã giúp giải phóng sức người, nâng cao hiệu suất và tiết kiệm thời gian cho công đoạn chà nhám một cách hiệu quả. Trong thành phần của máy chà nhám thì đĩa nhám là một trong những bộ phận quan trọng nhất, mỗi ngành nghề với mỗi công đoạn và yêu cầu riêng sẽ cần đến một loại đĩa chà nhám với độ cứng phù hợp để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
*Đĩa chà nhám cực mềm: thường được sử dụng trong công đoạn đánh bóng, chà nhám các vật liệu dễ bị trầy xước, phù hợp cho hầu hết mọi vật liệu.
*Đĩa chà nhám cứng: chủ yếu được ứng dụng trên các bề mặt phoẳng, thích hợp cho những công đoạn đòi hỏi năng suất chà nhám cao và cực nhanh.
Ngoài đĩa chà nhám, bộ phận hút bụi và túi chứa bụi cũng rất quan trọng. Trong quá trình chà nhám, sự cọ xát giữa máy và giấy nhám cùng vật cần chà nhám sẽ tạo ra các lớp bụi. Lớp bụi này nếu không được làm sạch thì sẽ làm giấy nhám nhanh bị mòn, ảnh hưởng đến cả quá trình chà nhám và tuổi thọ của giấy nhám. Không chỉ vậy, bụi bẩn phát tán còn gây ảnh hưởng sức khỏe của người lao động và ô nhiễm môi trường. Lúc này, bộ phận hút bụi của máy sẽ giúp giảm thiểu bụi nhám và bảo vệ sức khỏe người vận hành thiết bị.
Khi lắp đặt máy cũng cần căn chỉnh hộp bụi lên khe thoát sao cho khớp Bạn có thể tra lượng mạt bụi thông qua hộp chứa trong suốt được lắp đặt kèm theo máy. Sau khi chà nhám, để làm sạch hộp chứa bụi thì chỉ cần kéo hộp chứa xuống dưới, lay nhẹ phần cứng là bụi sẽ thoát ra khỏi bộ lọc. Sau đó, giữ hộp bụi và gấp bộ phận lọc bụi lên trên, làm sạch bằng cọ mềm.
**Các tin khác**
Đăng ký nhận mẫu test miễn phí