Số người Online: 7
Số người đã truy cập: 1732325
Thông tin chi tiết
Phân loại giấy nhám trong gia công đánh bóng bề mặt vật liệu
Thành phần cấu tạo nên giấy nhám bao gồm hạt nhám, giấy hoặc vải và keo dính chuyên dụng. Trong đó:
Giấy nhám trong gia công đánh bóng bề mặt sản phẩm gồm những loại nào?
Lưu ý khi sử dụng giấy nhám trong gia công đánh bóng bề mặt sản phẩm
Trong số các loại vật liệu có khả năng mài mòn, đánh bóng bề mặt sản phẩm từ nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, kính, gỗ giấy nhám ngày càng được đánh giá cao hơn hẳn và được lựa chọn ứng dụng phổ biến nhằm đảm bảo độ mịn cũng như loại bỏ đi các đường viền, chi tiết hay vật bám không mong muốn.
Thành phần cấu tạo nên giấy nhám bao gồm hạt nhám, giấy hoặc vải và keo dính chuyên dụng. Trong đó:
+ Hạt nhám còn được biết đến với tên gọi khác là hạt mài, thành phần chính này trong giấy nhám chịu trách nhiệm về chức năng mài mòn và đánh bóng đối với sản phẩm.
+ Keo dính giúp gắn kết những hạt mài cùng với lớp vải (giấy).
+ Phần vải (giấy) dùng để chứa hạt nhám.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như yêu cầu cụ thể của bề mặt sản phẩm cần mài mòn, đánh bóng mà người thợ sẽ quyết định chọn lựa loại giấy nhám sao cho phù hợp nhất với quá trình gia công.
Giấy nhám trong gia công đánh bóng bề mặt sản phẩm gồm những loại nào?
Theo chức năng và độ cát mà vật liệu đánh bóng giấy nhám sẽ được phân chia thành các loại chủ yếu như sau:
1. Phân loại theo độ cát:
Giấy nhám có độ cát từ thấp đến cao và đây cũng chính là tiêu chí để phân loại giấy nhám tương ứng cùng độ mịn bề mặt sản phẩm sau khi được xử lý. Các loại giấy nhám theo độ cát gồm có:
+ P40: Giấy nhám phá bề mặt thô ráp của vật liệu gỗ cho độ phẳng tương đối.
+ P80: Vẫn thuộc loại giấy nhám phá, giấy nhám độ cát P80 cho bề mặt được đánh bóng, mài mòn mịn màng hơn một chút so với P40.
+ P180: Hỗ trợ bề mặt sản phẩm được mịn để lót PU hiệu quả.
+ P240: Thực hiện nhiệm vụ xả lót PU trong quá trình sơn phủ bề mặt sản phẩm.
+ P320: Là loại giấy nhám xả đảm bảo độ mịn màng cao.
+ P400: Đây là loại giấy nhám có độ mịn lớn nhất hiện nay và thường được dùng cho những bề mặt sản phẩm đòi hỏi độ mịn màng cao.
Độ nhám của giấy nhám càng cao sẽ đồng nghĩa với việc nhanh hết cát trong quá trình sử dụng. Trên thị trường hiện nay nhiều đơn vị kinh doanh chào bán sản phẩm giấy nhám độ mịn 500, 600 song thực chất độ cát của chúng vẫn chỉ dừng lại ở ngưỡng 400 mà thôi. Đây là vấn đề bạn nhất định cần phải quan tâm trước khi quyết định chọn lựa, sử dụng giấy nhám sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất.
2. Phân loại giấy nhám theo chức năng:
+ Giấy nhám thùng: Được sản xuất dành riêng cho hoạt động của các máy nhám thùng chuyên được sử dụng trong việc làm mịn bề mặt sản phẩm, nổi bật nhất là gỗ tự nhiên.
+ Giấy nhám cuộn: Vat lieu danh bong giấy nhám cuộn được nhà sản xuất đóng thành những băng nhỏ và ứng dụng hiệu quả đối với một số loại máy cầm tay như chà nhám cạnh, mài bavia hoặc máy chà nhám tăng.
+ Giấy nhám tờ: Thường được lựa chọn để phục vụ mục đích chà nhám mặt phẳng thủ công hay sử dụng chung với máy rung cầm tay trong quá trình sơn PU cho bề mặt sản phẩm bằng kim loại.
Lưu ý khi sử dụng giấy nhám trong gia công đánh bóng bề mặt sản phẩm
Mặc dù sở hữu rất nhiều ưu điểm song để sử dụng giấy nhám trong gia công đánh bóng sản phẩm đạt hiệu quả như mong muốn và đảm bảo sự an toàn, người thực hiện sẽ không được bỏ qua một vài lưu ý quan trọng như sau:
+ Trường hợp thao tác vật liệu đánh bóng giấy nhám thủ công, người thợ cần trang bị các vật dụng bảo hộ lao động gồm kính chống bụi, khẩu trang và găng tay để hạn chế thấp nhất khả năng gây sát thương.
+ Nếu là thao tác bằng máy bạn hãy chắc chắn khớp nối của máy đủ chặt giữa các bộ phận để chúng không bị văng ra ngoài trong quá trình hoạt động, ảnh hưởng đến sự an toàn của người thực hiện.
**Các tin khác**
Đăng ký nhận mẫu test miễn phí